Skip to main content

Hướng dẫn điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình

Bộ Xây dựng vừa có văn bản  hướng dẫn điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình. Việc hướng dẫn đầu chỉnh này nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn, như giá nguyên liệu, nhiên liệu,vật liệu xây dựng tăng cao, tỷ giá ngoại tệ biến động chế độ tiền lương thay đổi, khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, việc bố trí vốn dự án bị hạn chế, năng lực của chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu, tính toán chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá theo độ dài thời gian thực hiện dự án chưa đứng, chưa đầy đủ theo quy định... Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình, gồm 4 trường hợp cụ thể.

Thứ nhất đối với các dự án được phê duyệt điều chỉnh theo quy định tại Nghị định số 52/1999/ NĐ-CP; Nghị định số 16/200/NĐ-CP; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Thứ hai là hướng dẫn điều chỉnh tổng mức đầu tư đối với dự án thuộc phạm vi điều chỉnh theo Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng. 

Thứ ba là đối với dự án phê  duyệt kể từ ngày Nghị định số 112/2006/NĐ-CP có hiệu lực đến trước ngày có hiệu lực của Nghị định 12/2009/NĐ-CP (trừ Những dự án thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư số 09/2008/TT-BXD).

Thứ tư là đối với dự án phê duyệt kể từ ngày Nghị định số 38/2009/NĐ-CP ngày15/10/2009 của Chính phủ có hiệu lực. Trên cơ sở đối chiếu với các quy định nêu trên, các trường hợp đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư của các Bộ, ngành, các địa phương, các đơn vị liên  quan không thuộc các trường  hợp cụ thể được điều chỉnh. Để các dự án tiếp tục triển khai có hiệu quá, Bộ Xây dựng đề nghị các Bộ, ngành. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập đoàn kinh tế, Tổng côngty nhà nước... có dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên thực hiện rà soát những khối lượng công việc chưa ký hợp đồng hoặc ký hợp đồng nhưng chưa triển khai có thể xem xét cắt giảm những hạng mục công việc không cần thiết hoặc nghiên cứu thay thế vật tư, thiết bị nhập khẩu bằng vật tư, thiết bị sản xuất trong nước nhằm giảm chi phí đầu tư; rà soát tính toán thật cụ thể chi phí bổ sung cho yếu tố trượt giá theo độ dài thời gian thực hiện dự án  nhưng khi lập, phê duyệt tổng mức đầu tư chưa tính đúng, tính  đủ theo quy định, đề xuất giải pháp tháo gỡ (bao gồm cả giải pháp về nguồn vốn cần thiết phải bổ sung) và tổng hợp các dự án cần phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, bao gồm cả dữ phí dự kiến cần bổ sung để Bộ Xây dựng tập hợp báo cáo Chính phủ xem xét giải quyết.    

 

 

                                            Nguồn: Cổng thông tin điện tử Viện KTXD