Skip to main content

Triển khai thực hiện lập, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị; lập quy chế quản lý kiến trúc đối với các đô thị; lập, phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Thực hiện Luật Kiến trúc ngày 13 tháng 6 năm 2019, Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc và Quyết định số 07/2022/QĐ-UBND ngày 28/02/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về phân cấp lập, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị; lập quy chế quản lý kiến trúc đối với các đô thị; lập, phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Ngày 12/4/2023, Sở Xây dựng ban hành văn bản số 627/SXD-QHKT&PTĐT về việc lập, phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc và phê duyệt dự toán lập quy chế quản lý kiến trúc đối với các đô thị, điểm dân cư nông thôn  trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và ngày 30/6/2022, Sở Xây dựng đã có Văn bản số 1173/SXD-QHKT&PTĐT về triển khai thực hiện lập, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị; lập quy chế quản lý kiến trúc đối với các đô thị; lập, phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Theo đó, đã tập trung vào các nội dung sau:

Danh mục công trình kiến trúc có giá trị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

          Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức rà soát, đánh giá hồ sơ tư liệu công trình kiến trúc, lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị, trình Hội đồng thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị tổ chức thẩm định.

Quy định cụ thể về lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị tại Khoản 2, Điều 5, Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc.

Bước 2: Hội đồng thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị tổ chức thẩm định và ban hành thông báo kết quả thẩm định.

Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị; Hội đồng thẩm định, nội dung thẩm định theo quy định tại Khoản 3, Điều 5, Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc.

Bước 3: Cơ quan lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị căn cứ kết quả thẩm định tiếp thu, giải trình và hoàn chỉnh hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục công trình kiến trúc có giá trị theo quy định tại Khoản 4, Điều 5, Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc.

Điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị

Ủy ban nhân dân cấp huyện (cơ quan lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị) rà soát, đánh giá các công trình kiến trúc có giá trị trên địa bàn hằng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị phù hợp tình hình, điều kiện thực tế.

Nội dung cần điều chỉnh trong danh mục công trình kiến trúc có giá trị phải được lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt theo trình tự, thời gian tương tự như bước lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị; nội dung không điều chỉnh của danh mục đã được phê duyệt vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý.

Quy chế quản lý kiến trúc đô thị

Quy trình thực hiện: Theo quy định tại Điều 6, Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc, cụ thể:

Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập quy chế quản lý kiến trúc đô thị, cụ thể:

Thời gian lập theo quy định tại khoản 1, Điều 7, Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc.

Các bước lập quy chế quản lý kiến trúc, theo quy định tại Khoản 2, Điều 8, Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc.

Hồ sơ trình thẩm định quy chế quản lý kiến trúc theo quy định tại Khoản 3, Điều 8, Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc.

Lấy ý kiến về quy chế quản lý kiến trúc theo quy định tại Điều 10, Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc.

Nội dung quy chế quản lý kiến trúc đô thị theo quy định tại Điều 12, Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc.

1

Hình ảnh minh hoạ

Bước 2: Thẩm định quy chế quản lý kiến trúc

Sở Xây dựng phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định quy chế quản lý kiến trúc đô thị theo quy định tại khoản 2, khoản 3, Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc; Ban hành thông báo kết quả thẩm định làm cơ sở để Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thiện hồ sơ quy chế quản lý kiến trúc đô thị, triển khai thực hiện các bước tiếp theo.

Bước 3: Trình phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc.

Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp thu, hoàn chỉnh quy chế quản lý kiến trúc đô thị theo ý kiến thẩm định; tham mưu UBND tỉnh trình thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh nội dung quy chế quản lý kiến trúc đô thị

Ủy ban nhân dân cấp huyện trình UBND tỉnh phê duyệt quy chế quản lý kiến trúc sau khi đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua

Hồ sơ trình phê duyệt theo quy định tại Khoản 4, Điều 9, Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc.

Bước 4: Công bố quy chế quản lý kiến trúc:

Ủy ban nhân dân cấp huyện (cơ quan lập quy chế quản lý kiến trúc) có trách nhiệm tổ chức công bố quy chế quản lý kiến trúc theo quy định tại Điều 11, Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc.

 

2

Hình ảnh minh hoạ

Quy chế quản lý kiến trúc nông thôn

Quy trình thực hiện: Theo quy định tại Điều 6, Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc, cụ thể:

Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập quy chế quản lý kiến trúc nông thôn, cụ thể:

Các quy định về thời gian lập; các bước lập; hồ sơ trình thẩm định; lấy ý kiến về quy chế quản lý kiến trúc nông thôn tương tự như quy chế quản lý kiến trúc đô thị.

Nội dung quy chế quản lý kiến trúc đô thị theo quy định tại Điều 13, Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc

Bước 2: Thẩm định quy chế quản lý kiến trúc.

Sở Xây dựng phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định quy chế quản lý kiến trúc nông thôn theo quy định tại khoản 2, khoản 3, Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc; Ban hành thông báo kết quả thẩm định làm cơ sở để Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thiện hồ sơ quy chế quản lý kiến trúc nông thôn, triển khai thực hiện các bước tiếp theo.

Bước 3: Trình phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc.

Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp thu, hoàn chỉnh quy chế quản lý kiến trúc đô thị đã được theo ý kiến thẩm định; trình thông Hội đồng nhân dân cấp huyện nội dung quy chế quản lý kiến trúc nông thôn.

Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt quy chế quản lý kiến trúc sau khi đã được Hội đồng nhân dân cấp huyện thông qua.

Hồ sơ trình phê duyệt theo quy định tại Khoản 4, Điều 9, Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc.

Bước 4: Công bố quy chế quản lý kiến trúc nông thôn:

Ủy ban nhân dân cấp huyện (cơ quan lập quy chế quản lý kiến trúc) có trách nhiệm tổ chức công bố quy chế quản lý kiến trúc theo quy định tại Điều 11, Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc.

Về lập đề cương quy chế quản lý kiến trúc:

Không có quy định về việc cần lập và phê duyệt bước đề cương nhiệm vụ lập quy chế quản lý kiến trúc, do đó UBND các huyện, thành phố tổ chức lập quy chế quản lý kiến trúc (thực hiện một bước) theo hướng dẫn tại Văn bản số 1173/SXD-QHKT&PTĐT ngày 30/6/2022 của Sở Xây dựng.

Nội dung chính của Quy chế quản lý kiến trúc: Thực hiện theo mẫu hướng dẫn lập quy chế quản lý kiến trúc đô thị được quy định tại mục 1 Phụ lục II Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ.

Về dự toán chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc

Theo quy định tại Điểm a và c, Khoản 3, Điều 15, Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc, trích dẫn:

“a) Kinh phí phục vụ công tác lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.”

“c) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm cân đối nguồn kinh phí ngân sách địa phương hàng năm để thực hiện công tác lập và thực hiện quy chế quản lý kiến trúc tại địa phương.” và Khoản 4, Điều 9, Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015, trích dẫn:

“4. Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp; việc quyết định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải bảo đảm trong phạm vi ngân sách theo phân cấp.”

UBND các huyện, thành phố chủ động bố trí nguồn kinh phí ngân sách của địa phương, tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí lập quy chế quản lý kiến trúc; tổ chức lập quy chế quản lý kiến trúc, trình thẩm định phê duyệt theo quy định.

Để triển khai thực hiện lập, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị; lập quy chế quản lý kiến trúc đối với các đô thị; lập, phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt kết quả cao và hiệu quả, trong thời gian tới Sở Xây dựng tiếp tục hướng dẫn, giám sát việc tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh.

                                                               Vũ Đạo Huân - Văn phòng Sở