Skip to main content

Họp xem xét phương án Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn

Ngày 04/10/2023, Đồng chí Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh trủ trì cùng Lãnh đạo các Sở, ngành: Xây dựng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh Họp xem xét phương án Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn

1

Đồng chí Dường Xuân Huyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp

Khu di tích Chi Lăng ghi dấu chiến thắng chống quân Tống (thế kỷ XI), chiến thắng chống quân Nguyên (thế kỷ XIII) và đặc biệt là cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh với “Trận Chi Lăng” nổi tiếng năm 1427, mở ra bước ngoặt quyết định tiến tới thắng lợi hoàn toàn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn “Mười năm nếm mật nằm gai” đầu thế kỷ XV.

Với ý nghĩa, giá trị lịch sử vô cùng quan trọng như trên, năm 1962, Khu di tích lịch sử Chi Lăng được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích quốc gia đợt đầu tại Quyết định số 313-VH/VP ngày 28/4/1962, khẳng định vị trí quan trọng của Khu di tích trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc Việt Nam.

Ngày 31/12/2019, Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1954/QĐ-TTg về việc xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn với 24 điểm di tích; Di tích quốc gia đặc biệt Chi Lăng mang nhiều giá trị nổi bật về lịch sử, văn hóa, quân sự, gắn liền với những chiến công hiển hách của cha ông ta trong suốt lịch sử dựng nước, giữ nước.

2

Vị trí phân bố 24 điểm di tích quốc gia đặc biệt Chi lăng

           Mục tiêu quy hoạch di tích

- Bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử Chi Lăng nhằm chống xuống cấp, xâm hại, và mất dấu vết di tích, đồng thời phát huy hiệu quả các giá trị của di tích xứng tầm di tích quốc gia đặc biệt.

- Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên, Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường của dân tộc và giá trị lịch sử, văn hoá to lớn của di tích, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích lịch sử Chi Lăng.

- Đưa di tích lịch sử Chi Lăng trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút được nhiều du khách, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện Chi Lăng nói riêng và tỉnh Lạng Sơn.

3

Đặc sắc văn hóa dân tộc huyện Chi Lăng

4

Định hướng quy hoạch phát huy giá trị di tích

Hồ sơ Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đã được Sở Xây dựng và đơn vị tư vấn nghiên cứu và đề xuất phương án quy hoạch bám sát theo Nhiệm vụ quy hoạch đã phê duyệt tại Quyết định số 1539/QĐ-TTg ngày 16/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ cơ bản đáp ứng được yêu cầu theo quy chuẩn, tiêu chuẩn về bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích.

Vũ Đạo Huân- Văn phòng Sở./.